Bài viết Tiết kiệm nhưng không hà tiện

Tiết kiệm nhưng không hà tiện

tiết kiệm nhưng không hà tiện

Tiết kiệm được cho là một nét tính cách khá đặc trưng của người Việt Nam. Đây cũng là vấn đề được rất nhiều người quan tâm, đặc biệt là chị em phụ nữ. Không hề khó khăn để tìm kiếm những bài viết, chủ đề thảo luận về cách tiết kiệm chi tiêu cho gia đình, tiết kiệm để làm giàu,…Chúng ta sẽ luôn cân nhắc, tính toán cho từng khoản chi tiêu, luôn muốn mua những thứ rẻ và có xu hướng “để dành”. Song, có bao giờ bạn đặt ra câu hỏi: Mình đang tiết kiệm hay hà tiện với bản thân, keo kiệt với các mối quan hệ và bạn bè quá mức? Bài viết này sẽ phân biệt rõ tiết kiệm và hà tiện để hiểu rõ thế nào là tiết kiệm nhưng không hà tiện. Cùng tìm hiểu để xem bạn có đang hiểu và hành động nhầm lẫn không nhé.

>>> Đọc thêm: 5 cách tiết kiệm điện giúp cắt giảm chi tiêu gia đình

Thế nào là tiết kiệm? Thế nào là hà tiện?

Tiết kiệm là sử dụng của cải, vật liệu..một cách đúng mức, không phí phạm và bền vững. Chi tiêu tiết kiệm được hiểu là việc chi tiêu hợp lý, đúng với giá trị của sản phẩm và đem đến lợi ích bền vững. Có một cách nhìn mới mẻ khác của tác giả Ramit Sethi viết trong cuốn “I will teach you to be rich”: Tiết kiệm là chọn những thứ bạn đủ yêu thích để chi tiền cho nó và cắt giảm ngân sách đối với những thứ bạn không muốn hoặc không cần. Sau 5 năm nghiên cứu các triệu phú tự lập nghiệp, tác giả Thomas C.Corley đã phát hiện ra rằng 67% những người giàu có tiết kiệm. Họ tiêu tiền vào những thứ quan trọng đối với họ, thay vì chi tiêu bừa bãi.

người trẻ chi tiêu khác các thế hệ trước

Tuy nhiên, ranh giới giữa tiết kiệm và hà tiện lại rất mong manh. Nhiều người hà tiện với bản thân mà cứ nghĩ mình đang tiết kiệm. Khi tiết kiệm một cách thái quá, Người hà tiện là người chỉ nghĩ đến thị giá. Còn người tiết kiệm là người biết dung hòa giữa thị giá và giá trị.

>>> Đọc thêm: 4 sai lầm khi quản lý tài chính cá nhân thường gặp

Phân biệt tiết kiệm và hà tiện – Nên tiết kiệm nhưng không hà tiện

Người hà tiện sẽ ưu tiên sự quan tâm nhất đến giá cả của món hàng. Trong khi đó người tiết kiệm sẽ quan tâm đến giá trị của món hàng. Người hà tiện sẽ chọn mua chiếc quạt giá 400 nghìn xuất xứ Trung Quốc và biết rõ đó là hàng giả thay vì chọn mua chiếc quạt giá 1 triệu hàng chính gốc Nhật Bản. Người hà tiện sẽ luôn cố gắng mua mọi thứ ở mức giá rẻ nhất. Người tiết kiệm cũng sẽ mua ở mức rẻ nhưng cũng sẵn sàng chi tiêu cho những thứ mình thực sự muốn và cần.

 

Tiếp theo, sự bủn xỉn, chi li của người hà tiện sẽ ảnh hưởng đến những người xung quanh. Còn hành động tiết kiệm của người tiết kiệm sẽ chỉ tác động tới cuộc sống của họ. Ví dụ như nếu người vợ và chồng không cùng quan điểm trong chi tiêu, người vợ quá hà tiện thì sẽ gây ra những cãi vã, bất đồng trong sinh hoạt hàng ngày. Người hà tiện sẽ phát sinh những chiêu trò để cắt bớt chi phí, tìm cách lách luật hoặc gian dối để chiếm lợi ích cho cá nhân. Đây có lẽ là tác hại nghiêm trọng nhất của sự hà tiện, không chỉ ảnh hưởng tới cá nhân mà cả tới tập thể.

quản lý tài chính cá nhân
Phân biệt tiết kiệm và hà tiện

Đặc biệt, nhìn rõ nhất trong cuộc sống là người tiết kiệm sẽ biết hưởng thụ và chi tiêu cho bản thân hơn người hà tiện. Họ sẽ biết cách dành giụm chi tiêu mỗi tháng để cả gia đình có chuyến đi du lịch vào kỳ nghỉ hè. Người hà tiện sẽ không đi du lịch bao giờ vì cho rằng chuyến đi du lịch sẽ tiêu tốn số tiền bằng cả tháng lương đi làm. 

 

Vì vậy, chúng ta nên tiết kiệm nhưng không hà tiện. Tiết kiệm là đức tính cần có ở mỗi người. Tuy nhiên cần linh hoạt với từng hoàn cảnh, đảm bảo cân bằng giữa việc chi tiêu hợp lý và chăm sóc nhu cầu của bản thân và đầu tư cho tương lai.