Bài viết So sánh 3 phương pháp quản lý tài chính cá nhân phổ...

So sánh 3 phương pháp quản lý tài chính cá nhân phổ biến

phương pháp quản lý tài chính cá nhân hiệu quả

Tiêu quá số tiền định mức, cuối tháng hết tiền, không tiết kiệm được,… đó là những biểu hiện không xa lạ mà bạn có thể bắt gặp. Bởi vậy, kỹ năng quản lý tài chính cá nhân vẫn luôn là kỹ năng vô cùng cần thiết. Nhưng không phải ai cũng biết và vận dụng hiệu quả các phương pháp quản lý tài chính cá nhân. 

Robert Kiyosaki – tác giả của bộ sách Dạy con làm giàu đã khẳng định: “Không quan trọng là bạn có bao nhiêu tiền trong túi mà điều quan trọng là bạn giữ lại được bao nhiêu tiền và làm cho số tiền đó sinh sôi nảy nở nhiều hơn”. Đó là tầm quan trọng của quản lý tài chính cá nhân nếu bạn muốn đạt mục tiêu tài chính của bản thân. Các cách quản lý tài chính cá nhân hiệu quả sẽ là trợ thủ đắc lực giúp bạn hiện thực hóa điều đó. Sau đây là 3 phương pháp quản lý tài chính cá nhân vô cùng hữu ích:

 

  1.Quy tắc 6 chiếc lọ – cách quản lý tài chính cá nhân được ưa chuộng

Một vấn đề khi bạn không quản lý tài chính cá nhân hiệu quả là tiền vẫn hết nhưng những thứ cần mua vẫn mua chưa mua được mà lại đổ tiền quá nhiều vào những thứ không cần thiết. Việc chi tiêu không có kế hoạch như vậy khiến họ nhiều lúc trở nên rỗng túi. Vậy làm thế nào để luôn có tiền? Cách tốt nhất là hãy phân bố chi tiêu theo các mục. Và phương pháp 6 chiếc lọ dưới đây sẽ giúp bạn “bước đầu tiên” vào thế giới của những người luôn có tiền. 

quy tắc 6 chiếc lọ - phương pháp quản lý tài chính cá nhân hiệu quả
Phương pháp 6 chiếc lọ được sử dụng rộng rãi để quản lý tài chính cá nhân

Phương pháp quản lý tài chính cá nhân chỉ bằng 6 cái lọ là một công thức nổi tiếng khắp thế giới cả trăm năm nay mà những người thành công đều đã áp dụng. Cha đẻ của phương pháp này là Harv Eker, cũng là tác giả của các tác phẩm bán chạy trên toàn thế giới như “Bí mật tư duy triệu phú” và “Làm giàu nhanh”. Điều quan trọng của làm giàu không phải là cách kiếm tiền mà là cách sử dụng tiền. Theo quy tắc này, mỗi chiếc lọ hay mỗi tài khoản sẽ có mục đích riêng. Nếu coi tổng thu nhập hàng tháng của bạn là 100% thì mỗi chiếc lọ này sẽ chiếm một khoản nhất định. Cụ thể:

 

  • Lọ 1: Tài khoản chi tiêu cần thiết 55%

Đây là các khoản chi tiêu cần thiết mỗi ngày của bạn và gia đình. Chẳng hạn như chi phí ăn uống, xăng xe, điện thoại, tiền học… Vì vậy, đây là lọ chiếm phần trăm cao nhất. Bạn cũng cần cân nhắc mức độ chi tiêu của các khoản trong đây để đảm bảo cân bằng chi tiêu.

 

  • Lọ 2: Tài khoản tiết kiệm dài hạn 10%

Một lợi ích nổi bật nhất của các phương pháp quản lý chi tiêu là sẽ giúp bạn tiết kiệm và đầu tư cho những kế hoạch dài hạn. Đây là khoản tiền tiết kiệm cho những việc trong tương lai. Số tiền này là danh cho những mục tiêu dài hạn, lớn hơn của bạn như mua xe, mua nhà, đi du lịch nước ngoài hoặc sinh em bé…Ngoài ra, bạn cũng cần dự trù thời gian thực hiện chúng để sắp xếp thứ tự ưu tiên phù hợp.

 

  • Lọ 3: Tài khoản dành cho giáo dục 5%

Đầu tư vào bản thân luôn là khoản đầu tư không bao giờ sợ lỗ. Vì vậy, đây là quỹ bạn có thể dành để mua sách, đăng ký các khóa học,… Cách sử dụng tiền hiệu quả là lđể tiền tự sinh ra tiền. Đầu tư vào bản thân là cách để đồng tiền của bạn tự sinh sôi.

  • Lọ 4: Quỹ hưởng thụ 10%

Đây là khoản tiền bạn dành cho việc hưởng thụ, mua sắm xa xỉ, chăm lo cho bản thân, làm những việc mới mẻ, tăng cường trải nghiệm… Đừng bỏ qua khoản chi này, nó sẽ giúp bạn cân bằng cuộc sống, giải tỏa căng thẳng và làm việc hiệu quả hơn.

  • Lọ 5: Quỹ tự do tài chính 10%

Đó có thể là quỹ hưu trí cũng được bởi nó sẽ có ích cho bạn khi không đi làm nữa mà vẫn không bị phụ thuộc tài chính. Đây sẽ là khoản để bạn tham vào các hoạt động như mua cổ phiếu, đầu tư vào chứng khoán,thậm chí là mở công ty riêng.

  • Lọ 6: Tài khoản từ thiện 10%

Đây là khoản tiền bạn sử dụng để làm từ thiện, giúp đỡ cộng đồng, người thân, bạn bè. Nếu bạn có nhiều thứ phải chi trả hơn, hãy giảm tỷ lệ này xuống, nhưng luôn trích một khoản để giúp đỡ người khác.

Có thể thấy, quy tắc 6 chiếc lọ có ưu điểm là phân chi tiết các khoản mục chi tiêu, giúp bạn cân bằng các khoản chi và đảm bảo mức sống cá nhân. Tuy nhiên sẽ có chút khó khăn khi phân nhỏ chi tiêu như vậy sẽ khiến bạn “rối” khi luôn phải căn chỉnh chi tiêu cho nhiều hạng mục.

 

2. Quy tắc 50/30/20 – Phương pháp quản lý tài chính cá nhân hiệu quả

Quy tắc 50/30/20
Quy tắc quản lý tài chính cá nhân 50/30/20

Quy tắc 50/30/20 chắc hẳn là phương pháp không xa lạ gì với đa số mọi người. Với quy tắc này, nguồn thu nhập của bạn sẽ được phân bổ vào 3 mục chính: Nhu cầu, mong muốn và tiết kiệm. Cụ thể: 

  • Chi tiêu 50% cho Nhu cầu

Đây là những khoản chi phục vụ trực tiếp đời sống hàng ngày, thường xuyên và không biến động nhiều giữa các tháng. Chúng bao gồm các khoản chi phí nhà ở (tiền thuê nhà), chi phí đi lại (tiền xăng xe), hàng hóa, bảo hiểm, chăm sóc sức khỏe, thanh toán nợ tối thiểu và các tiện ích.

  • Chi tiêu 30% cho Mong muốn

Mong muốn nằm trong danh mục hàng hóa không thiết yếu của mỗi cá nhân. Điều này bao gồm bữa tối, vé xem phim, túi xách mới, vé tham dự các sự kiện thể thao, kỳ nghỉ, thiết bị điện tử mới nhất và Internet tốc độ cao. Đây là các khoản chi thường biến động giữa các tháng và tùy thuộc vào sở thích và lối sống của mỗi người. Khoản chi này có hiệu quả hay không là phụ thuộc vào cách sử dụng tiền của bạn.

  • Còn lại 20% cho tiết kiệm

Bạn nên có ít nhất 3 tháng tiền tiết kiệm khẩn cấp trong tay trong trường hợp mất việc hoặc trong những tình huống không thể lường trước. Sau đó tập trung vào việc nghỉ hưu và đáp ứng các mục tiêu tài chính khác. Tiết kiệm cũng có thể bao gồm trả nợ. Hãy dành 20% thu nhập để dự phòng cho tương lai.

Phương pháp quản lý tài chính cá nhân  này khắc phục được hạn chế của quy tắc 6 chiếc lọ khi phân chia ít hơn, giúp bạn linh động quản lý chi tiêu. Hơn nữa nếu tuân thủ đúng quy tắc thì bạn sẽ tiết kiệm được khá nhiều. Tuy nhiên sẽ có người gặp khó khăn khi phân loại chi tiêu cho nhu cầu và mong muốn. Đặc biệt là chi tiêu cho Mong muốn thường bị vượt quá giới hạn.

3.Sử dụng các ứng dụng quản lý tài chính cá nhân

MISA MoneyKeeper
Ứng dụng MISA MoneyKeeper – Ứng dụng quản lý tài chính cá nhân hiệu quả

Với sự phát triển của công nghệ và sự ra đời của vô vàn các ứng dụng thì việc tận dụng các ứng dụng để quản lý tài chính cá nhân thông minh là phương án rất tuyệt vời. Hiện nay có rất nhiều ứng dụng quản lý tài chính cá nhân thông minh được sử dụng miễn phí trên điện thoại. Đặc điểm nổi bật của các ứng dụng này là giúp bạn ghi chép chi tiêu cụ thể và quản lý tài chính cá nhân rất hiệu quả. Bạn có thể phân loại các chi tiêu theo hạng mục như: Ăn uống, học tập, tiết kiệm,… và còn nhiều các tính năng khác như: 

  • Thiết lập hạn mức chi cho từng hạng mục
  • Tạo lập tài khoản tích lũy, tài khoản tiết kiệm
  • Báo cáo, phân tích thu chi, theo dõi vay nợ

 

Phương pháp quản lý tài chính cá nhân bằng sử dụng ứng dụng quản lý tài chính cá nhân đã khắc phục các điểm yếu của phương pháp trên. Bạn có thể nhìn rõ các khoản chi tiêu của mình và điều chỉnh kế hoạch phù hợp. Thách thức là bạn hãy kiên trì ghi chép chi tiêu trên app, chắc chắn bạn sẽ quản lý chi tiêu của mình tốt hơn đấy. 

  Đọc thêm: MISA MoneyKeeper – Ứng dụng quản lý tài chính cá nhân hiệu quả

                    4 ứng dụng ghi chép chi tiêu miễn phí được tin dùng