Bài viết KHÔNG BAO GIỜ LÀ QUÁ SỚM ĐỂ DẠY CON VỀ TÀI CHÍNH

KHÔNG BAO GIỜ LÀ QUÁ SỚM ĐỂ DẠY CON VỀ TÀI CHÍNH

KHÔNG BAO GIỜ LÀ QUÁ SỚM ĐỂ DẠY CON VỀ TÀI CHÍNH
KHÔNG BAO GIỜ LÀ QUÁ SỚM ĐỂ DẠY CON VỀ TÀI CHÍNH

Các cụ vẫn bảo “Dạy con từ thuở còn thơ” quả không sai. Trong số những kiến thức, kỹ năng nên truyền đạt sớm cho trẻ, kỹ năng quản lý tài chính là kỹ năng quan trọng cần được trau dồi. Đây là cách giáo dục thông minh giúp con trẻ có ý thức về đồng tiền, giúp các con kiểm soát được lượng chi tiêu của mình sau này.

NÊN DẠY CON Ở ĐỘ TUỔI NÀO?

Nhiều bậc cha mẹ nghĩ rằng tài chính không nên dạy từ bé vì khi đó, trẻ em chưa biết gì để có thể bắt đầu giáo dục.

Nhưng họ đâu biết được rằng, khi con cái đã lớn, đã hình thành những nhận thức riêng về việc tiêu tiền, chúng sau này sẽ rất khó sửa lại những suy nghĩ lệch lạc của mình.

Theo nghiên cứu của ĐH Cambridge (Anh), cha mẹ có thể dần dần giáo dục con cái về tài chính khi con mình 7 tuổi – một độ tuổi bắt đầu hình thành nhận thức về tiền bạc và chi tiêu.

KHÔNG BAO GIỜ LÀ QUÁ SỚM ĐỂ DẠY CON VỀ TÀI CHÍNH
KHÔNG BAO GIỜ LÀ QUÁ SỚM ĐỂ DẠY CON VỀ TÀI CHÍNH

NÊN DẠY GÌ CHO CON TRẺ?

Sau khi đã xác định được độ tuổi phù hợp, cha mẹ nên chuẩn bị sẵn “giáo án” để dạy cho con.

a, Bố mẹ không là triệu phú

Trẻ em luôn muốn sở hữu những đồ chơi bắt mắt, những đồ chơi mà bạn bè hay trên tivi có chiếu,… Vì chưa có ý thức về tài chính, chúng chỉ muốn sở hữu bằng được những món đồ này mà không quan tâm đến cha mẹ mình nghĩ gì.

Nếu cha mẹ trốn tránh, hoặc la mắng chúng, chúng sẽ dễ mang tâm lý oán giận và cảm thấy mình không bằng bạn, bằng bè.

Điều cha mẹ nên làm trong trường hợp này không phải là nói lời nặng nhẹ với đứa con thơ mà là từ từ tâm sự về những khó khăn tài chính của gia đình. Từ đó khuyên nhủ con cái nên thông cảm, trân trọng những tình cảm gia đình hơn là những giá trị vật chất.

b, Trẻ em cũng có thể “kiếm tiền” 

Phụ huynh thường cho con tiền tiêu vặt nhiều sẽ khiến trẻ em có tâm lý chi tiêu không kiểm soát, cứ hết tiền lại được phát tiền mới. Điều này làm chúng ỷ lại rất nhiều vào tiền của cha mẹ mà không có ý thức tiết kiệm tiền.

>>>Tạo sổ tiết kiệm trong Sổ Thu Chi MISA

Các cha các mẹ cần hạn chế cho tiền con tiêu vặt lại và dạy con “kiếm tiền” vào thời gian rảnh rỗi của mình. Có thể là giúp đỡ hàng xóm thu dọn nhà cửa, cắt cỏ vào ngày chủ nhật hoặc giúp việc trong thư viện nhà trường sau mỗi giờ học. 

Đó sẽ là những công việc chân chính đầu đời của trẻ em, giúp chúng hiểu được từng đồng tiền đều được đánh đổi bằng mồ hôi, nước mắt. Từ đó, chúng sẽ quý trọng đồng tiền hơn.

KHÔNG BAO GIỜ LÀ QUÁ SỚM ĐỂ DẠY CON VỀ TÀI CHÍNH
KHÔNG BAO GIỜ LÀ QUÁ SỚM ĐỂ DẠY CON VỀ TÀI CHÍNH

c, Nguyên tắc 6 cái hũ

Một trong những phương pháp quản lý tài chính hiệu quả nổi tiếng thế giới là nguyên tắc 6 cái hũ.

Cha mẹ có thể dạy con cái kỹ năng này bằng cách phân chia chi tiêu của mình như sau:

Hũ 1. Nhu cầu thiết yếu: 55%

Hũ 2. Tiết kiệm dài hạn: 10%

Hũ 3. Giáo dục đào tạo: 10%

Hũ 4. Hưởng thụ: 10%

Hũ 5. Cho đi: 5%

Hũ 6. Quỹ tự do tài chính: 10%

>>>Báo cáo phân tích tài chính theo phương pháp 6 chiếc hũ trên Sổ Thu Chi MISA

Sổ Thu Chi MISA cũng đã áp dụng thành công phương pháp này vào ứng dụng và được nhiều người dùng hưởng ứng. Các bậc cha mẹ có thể giáo dục con cái về phương pháp này dần dần để các con có kỹ năng quản lý tài chính chặt chẽ hơn trong tương lai.

d, Không trả tiền cho con trong các công việc nhà

Dù có thể làm một số công việc nhỏ bên ngoài, phụ huynh không nên trả tiền để con cái làm việc nhà.

Điều này sẽ gây nên sự thiếu trách nhiệm và thiếu chủ động của con trẻ với việc nhà. Dần dần, chúng chỉ làm khi có tiền mà quên đi rằng, trách nhiệm giữ gìn vệ sinh nhà cửa nên được chia đều cho mọi thành viên trong gia đình.

Hơn thế nữa, việc trả thù lao cho con khi làm việc nhà cũng làm cho chúng trở nên thiếu ý thức tự giác. Sau này, khi con cái ra tự lập, khi chúng không còn ai “thuê” mình làm việc nhà, liệu chúng có năng nổ quét dọn nhà cửa của riêng mình hay cứ để đó cho bụm bặm mốc meo?

e, Tiền không phải là tất cả

Dù đã dạy được con trẻ cách tự “kiếm tiền” nhưng bạn cũng nên dạy con về hạnh phúc chân chính. 

Tiền không phải đích đến cuối cùng. Những trải nghiệm, những hành trình của chúng ta mới là những điều quý giá, đáng trân trọng. 

Hãy dạy con cái tránh xa những gì quá vật chất mà quên đi hạnh phúc thật sự là gì

Dạy con thông minh là chuẩn bị cho con tất cả những kiến thức cần có để vào đời bao gồm cả giáo dục về tài chính cho con trẻ. Đây sẽ là nền tảng tốt để con trẻ bước chân vào đời, khi mà những quyết định tài chính đều do chính con lựa chọn.

.>>>Đọc thêm:
TOP 5 TÍNH NĂNG NHẤT ĐỊNH PHẢI THỬ CỦA SỔ THU CHI MISA

ĐÀN ÔNG THU NHẬP DƯỚI 10 TRIỆU 1 THÁNG CÓ NÊN CƯỚI VỢ?

PHỤ NỮ HIỆN ĐẠI, TỰ TẠI CHI TIÊU